Single Blog

Thiết kế giếng trời cho ngôi nhà trở nên nổi bật hơn và thông thoáng vượng khí hơn

Tin tức

Trong thiết kế ngày nay, các kiến trúc sư thường đưa giếng trời vào không gian sống giúp ngôi nhà thoáng đãng và thoải mái hơn.

Trong thiết kế không gian nội thất, giếng trời là nơi tuyệt vời để đưa thiên nhiên vào tổ ấm của mình. Nhiều gia đình đã lợi dụng đặc tính nhiều ánh sáng của nó để tạo ra những hồ nước nhỏ, hay đơn giản là treo những giỏ hoa, trồng dây leo xanh trên tường. Nếu không đủ diện tích, bạn chỉ cần thêm vài vật trang trí như sỏi, cát… để làm điểm nhấn cho giếng trời. Dưới đây là một số phương pháp thiết kế giếng trời tuyệt đẹp có thể tham khảo.

Chúng ta vẫn quen thuộc với giếng trời ở khu vực cầu thang, hành lang hay sân sau nhưng thực tế giếng trời có thể áp dụng ở nhiều vị trí rất thú vị trong ngôi nhà.

Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên, giải pháp của môi trường vi khí hậu. Nhưng thực tế giếng trời trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn cảu ngôi nhà, là yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế biệt thự. Vì thế để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà.

Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây được ấn tượng với thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho giếng trời đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp cũng đẹp hơn. Tất nhiên cũng có những ngôi nhà có hơn một giếng trời và cũng không phải ngôi nhà nào có giếng trời thì cũng nằm ở giữa nhà.

Vì cầu thang hầu hết đều nằm ở vị trí giữa nhà ống tầng để tiện lợi cho việc di chuyển giữa các tầng nên người ta thường kết hợp cầu thang với giếng trời, đó là sự kết hợp hoàn hảo cả về công năng lẫn thẩm mĩ.

Với giếng trời có mái che cố định, đa phần cầu thang nhà ống thì làm bằng đá hoa cương, khi ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài thông qua giếng trời để vào nhà bạn, sau đó kết hợp cùng đá hoa cương sẽ phản lại ánh sáng ấy khiến cả vùng xung quanh cầu thang đều sáng và trong rất thích mắt.

Kích thước lý tưởng cho giếng trời thống thường là 4 đến 6m, không nên làm quá nhỏ hoặc quá to, chiều dài giếng trời phụ thuộc vào chiều sâu ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Kích thước giếng trời phụ thuộc vào tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mĩ, nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.

Theo tiêu chuẩn xây dựng thì diện tích giếng trời phải chiếm 10% diện tích nhà ở. Ngoài ra tỷ lệ này còn tùy thuộc vào hình dạng ngôi nhà như chiều cao, chiều sâu, chiều rộng, điều quan trọng là cần tạo diện tích tương ứng cho lưu thông khí. Nếu nhà cao hay rộng mà làm giếng quá nhỏ thì sẽ không có tác dụng.

Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc với mặt đất, phần lưng và phần mái.

Phần chân có thể bố trí hoa, chậu cảnh, non bộ, kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phong ăn.

Phần lưng : là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên

Phần mái: để chiếu sáng và thông gió, giếng trời có thể có mái hoặc không có mái. Nếu xây nhà ống có giếng trời trong nhà thì cần có mái che, nếu ở sau nhà thì có thể không cần mái.